Lịch sử hình thành và phát triển
I. Tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm qua các thời kỳ
1. Ban giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninhcác thời kỳ
a) Hiệu trưởng Nhà trường kiêm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm các thời kỳ:
Phạm Khắc Học (1994 - 2000)
Đào Ngọc Dũng (2000 - 2007 )
Phạm Xuân Thành (2007 - 2017)
Nguyễn Duy Quyết (10/2017 đến nay)
b) Phó giám đốc Trung tâm GDQP&AN các thời kỳ:
Đại tá Nguyễn Ngọc Hiệp (1997-2010)
Đại tá Đinh Tùng Sơn (2009 -5/2016)
Đại tá Vũ Tiến Đại (2012 - 3/2017)
Đại tá Nguyễn Minh Tiến (11/2016 đến nay)
Đại tá Nguyễn Văn Kha (4/2017đến 7/2023)
Đại tá Phan Tử Lăng (7/2023 đến nay)
2. Các đơn vị chức năng thuộc Trung tâm qua các thời kỳ
Chặng đường Trung tâm mới thành lập là thời kỳ đặt nền tảng đầu tiên cho quá trình xây dựng và phát triển của Trung tâm, chính vì vậy về tổ chức bộ máy thời kỳ đầu do PGS.TS.NGƯT Phạm Khắc Học, Hiệu trưởng Nhà trường kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm. Biên chế chỉ có một bộ môn GDQP gồm 02 đồng chí Nguyễn Ngọc Hiệp, Đinh Tùng Sơn và 02 đồng chí tăng cường từ trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc-Họa TW bổ sung đến. Bộ môn do đồng chí Trung tá Nguyễn Ngọc Hiệp làm Trưởng bộ môn, đến năm 1997 đồng chí Nguyễn Ngọc Hiệp được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc. Đến năm 1999 Trung tâm đã bổ sung thêm 06 giảng viên (Nguyễn Văn Hùng, Vũ Văn Quý, Lưu Thanh Sìn, Hoàng Văn Bàng, Nông Văn Bủng, Phùng Bá Sang).
Năm 1999: Hiệu trưởng trường CĐSP Thể dục TW I có Quyết định số 357/QĐ về việc kiện toàn bổ sung biên chế cho Trung tâm thêm Ban Kế hoạch tổng hợp, do Trung tá Đinh Tùng Sơn làm Trưởng ban. Đến tháng 4/2004, Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm TDTT Hà Tây ký Quyết định số 59/QĐ tách Ban Kế hoạch tổng hợp thành 03 ban gồm:
- Ban Đào tạo và Quản lý sinh viên: Do Trung tá Đinh Tùng Sơn làm Trưởng ban.
- Ban Hành chính Tổng hợp và Công tác Chính trị: do Trung tá Nguyễn Dũng Sỹ làmTrưởng ban.
- Ban Hậu cần- Kỹ thuật: do Trung tá Nguyễn Văn Hùng làm Trưởng ban.
Và thành lập 03 Bộ môn gồm có:
- Bộ môn Đường lối Quân sự: Trung tá Nguyễn Văn Hùng, làm Chủ nhiệm, sau là đồng chí Đại úy Đinh Trọng Tuấn làm Trưởng bộ môn.
- Bộ môn Kỹ- Chiến thuật: Trung tá Lưu Thanh Sìn, làm CN Bộ môn.
- Bộ môn Khoa mục chung: Trung tá Vũ Văn Quý làm Chủ nhiệm bộ môn.
Tháng 4/2006, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Tây có quyết định số 91/2006/QĐ-TCCB phát triển 03 ban, thành lập 03 phòng gồm:
- Phòng Đào tạo và Quản lý Sinh viên: do Thượng tá Đinh Tùng Sơn làm Trưởng phòng, Trung tá Nguyễn Minh Tiến, làm Phó Trưởng phòng. Năm 2009, Thượng tá Đinh Tùng Sơn được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc. Tháng 3 năm 2010, Thượng tá Nguyễn Minh Tiến được bổ nhiệm làm Trưởng phòng và Trung tá Vũ Đình Khanh làm phó trưởng phòng. Năm 2016 đồng chí Thượng tá Nguyễn Minh Tiến được bổ nhiệm làm Phó giám đốc, Thượng tá Nguyễn Đắc Năm làm trưởng phòng.
- Phòng Hành chính tổng hợp và Công tác chính trị: do Trung tá Nguyễn Dũng Sỹ làm Trưởng phòng. Năm 2010, Trung tá Nguyễn Văn Vốn làm trưởng phòng.
- Phòng Hậu cần-Kỹ thuật: do đồng chí Trung tá Nguyễn Văn Hùng làm Trưởng phòng. Năm 2008, Trung tá Nguyễn Văn Hùng nghỉ hưu, Trung tá Phạm Hồng Hải làm trưởng phòng.
Năm 2010: tại Quyết định số 98/QĐ, ngày 10/3/2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội ký quyết định thành lập Khoa Quân sự và Khoa Chính trị.
- Khoa Quân sự gồm có: Bộ môn Quân sự chung; Bộ môn Chiến thuật Bộ binh và Bộ môn Kỹ thuật Bộ binh, do Trung tá Nguyễn Quốc Anh làm Trưởng khoa, Trung tá Nguyễn Dũng Sỹ làm Phó Trưởng khoa.
- Khoa Chính trị gồm có: Bộ môn Đường lối quân sự và Bộ môn Công tác quốc phòng và an ninh, do Thiếu tá Đinh Trọng Tuấn làm Trưởng khoa và Trung tá Đào Văn Minh là Phó Trưởng khoa.
Đội ngũ Giảng viên: Chủ yếu là các đồng chí Sỹ quan biệt phái từ Quân khu Thủ đô (nay là Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) được điều động về công tác tại Trung tâm. Thời kỳ đầu do số lượng giảng viên ít, những khóa số lượng sinh viên đông, Trung tâm phải mời thêm một số đồng chí giảng viên của Học viện Chính trị và Trường sĩ quan Chính trị tham gia thỉnh giảng.
Về nội dung chương trình đào tạo: theo đúng quy định Bộ GD&ĐT.
Thời gian đào tạo: Mỗi khóa học tập trung là 01 tháng.
II. Tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm hiện nay
Tổng số biên chế của Trung tâm hiện có: 38 đồng chí. Trong đó: 01 đ/c Hiệu trưởng kiêm Giám đốc; 25 đồng chí là Sỹ quan biệt phái; 03 giảng viên GDQP&AN văn bằng 2 và 09 người là chuyên viên, cán sự, nhân viên phục vụ.
Về trình độ: Tiến sĩ: 01 đ/c; Thạc sĩ có 05đ/c; Đại học có: 32 đ/c
Trình độ lý luận chính trị có: 02 cao cấp và 26 trung cấp
Tổ chức bộ máy:
1. Ban Giám đốc Trung tâm
- Tiến sĩ Nguyễn Duy Quyết, Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm.
- Đại tá Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc.
- Đại tá Phan Tử Lăng, Phó Giám đốc.
2. Biên chế tổ chức bộ máy các phòng
- Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên:
+ Biên chế gồm có: 08 đồng chí (03 sỹ quan và 05 nhân viên), do Thượng tá Nguyễn Đắc Năm làm Trưởng phòng. Thượng tá Vũ Đình Khanh làm Phó trưởng phòng.
+ Các thành viên của phòng có: Thiếu tá Nguyễn Ngọc Sơn- Giảng viên kiêm Trợ lý Kế hoạch tổng hợp; Chuyên viên gồm có: Nguyễn Thị Hiền; Nguyễn Thị Thơm; Tạ Việt Thanh; Đinh ThịTuyết Mai; Hoàng Thị Nga.
- Phòng Hành chính, Tổ chức:
+ Biên chế gồm có 05 đồng chí (03 sỹ quan và 02 nhân viên), do Thượng tá Nguyễn Văn Vốn làm Trưởng phòng; Thượng tá Hoàng Thanh Sơn làm Phó trưởng phòng.
+ Các thành viên của phòng gồm: Thiếu tá Lý Hoài Nam- Giảng viên kiêm Trợ lý Tổng hợp; Chu Thị Bích- chuyên viên; Nguyễn Thị Huệ- cán sự.
- Phòng Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật:
+ Biên chế gồm 05 đồng chí (03 sỹ quan và 02 nhân viên), do Thượng tá Phạm Hồng Hải làm Trưởng phòng; Trung tá Đỗ Đức Thuận làm Phó trưởng phòng.
+ Các thành viên gồm: Thiếu tá Vũ Văn Tuấn- Giảng viên kiêm Trợ lý kế hoạch, vật tư; Nguyễn Thị Mỹ- Chuyên viên; Nguyễn Minh Đức- nhân viên Tài chính
3. Biên chế tổ chức các khoa, bộ môn
3.1. Khoa Quân sự: Có nhiệm vụ Giảng dạy nội dung về Quân sự chung, Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK cho Sinh viên theo chương trình kế hoạch đào tạo và nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự.
- Biên chế của khoa tổng số có: 11giảng viên (Trình độ: Thạc sỹ: 01; Đại học: 10)
- Trưởng khoa: Đại tá Nguyễn Quốc Anh
- Phó trưởng khoa: Thượng tá Nguyễn Dũng Sỹ
- Trong khoa gồm có 03 Bộ môn:
+ Bộ môn Quân sự chung biên chế gồm có: Trưởng bộ môn Thượng tá Lê Văn Duẩn. Giảng viên Trung tá Nguyễn Quang Đạt; Trung tá Đặng Minh Lợi và GVGDQPAN Đoàn Khắc Hà.
+ Bộ môn Chiến thuật Bộ binh: Trưởng Bộ môn Thượng tá Hoàng Tuấn Hào và giảng viên Trung tá Bùi Văn Trang.
+ Bộ môn Kỹ thuật Bộ binh: Trưởng Bộ môn Thượng tá Lê Văn Quyết và 02 GVGDQPAN: Dương Đăng Kiển và Mai Thiện Chí.
3.2. Khoa Chính trị: Có nhiệm vụ Giảng dạy các nội dung về Đường lối Quân sự của Đảng và Công tác quốc phòng và an ninh cho sinh viên; Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự.
- Biên chế của khoa: 06 Sỹ quan (Trình độ: Thạc sỹ: 02; Đại học: 04)
- Trưởng khoa: Thượng tá Đinh Trọng Tuấn
- Phó Trưởng khoa: Thượng tá Đào Văn Minh.
- Trong khoa gồm có 02 Bộ Môn
+ Bộ môn Đường lối Quân sự: Trưởng Bộ môn Trung tá Đỗ Ánh Thiên; Giảng viên Trung tá Nguyễn Đức Tiến và Thiếu tá Nguyễn Công Long
+ Bộ môn Công tác quốc phòng và an ninh: Chưa có Trưởng Bộ môn, có giảng viên Đại úy Chu Hữu Sơn.
Ngoài đội ngũ Giảng viên được biên chế cho các khoa, bộ môn nói trên, tất cả các đồng chí sỹ quan làm công tác quản lý từ Phó Giám đốc đến các phòng chức năng đều tham gia giảng dạy tại các khoa, bộ môn. Trung tâm duy trì mạng lưới giảng viên thỉnh giảng là các giảng viên của Học viện Chính trị; trường Sỹ quan Chính trị và các thầy giảng viên của Trung tâm đã nghỉ hưu.
4. Về tổ chức Đảng, Đoàn thể
4.1. Tổ chức Đảng
Nhiệm kỳ 2008-2012:
Ban Chi ủy gồm: đồng chí Nguyễn Ngọc Hiệp- Bí thư; đồng chí Đinh Tùng Sơn- phó bí thư; đồng chí Nguyễn Dũng Sỹ- Chi ủy viên.
Nhiệm kỳ2012-2015:
Ban Chi ủy gồm: đồng chí Đinh Tùng Sơn- Bí thư; đồng chí Vũ Tiến Đại- phó Bí thư; đồng chí Nguyễn Quốc Anh- Chi ủy viên.
Nhiệm kỳ 2015-2017:
Ban Chi ủy gồm: đồng chí Vũ Tiến Đại, Đảng ủy viên làm Bí thư chi bộ; đồng chí Nguyễn Minh Tiến- phó Bí thư; đồng chí Phạm Hồng Hải- Chi ủy viên.
Nhiệm kỳ 2017-2020:
Ban Chi ủy gồm: đồng chíNguyễn Minh Tiến, Đảng ủy viên làm Bí thư chi bộ; đồng chí Nguyễn Văn Kha- phó Bí thư; đồng chí Đinh Trọng Tuấn- Chi ủy viên.
4.2. Tổ chức Công đoàn Bộ phận
Thời kỳ đầu thành lập do đồng chí Lưu Thanh Sìn làm Chủ tịch, sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Hùng, làm Chủ tịch.
Nhiệm kỳ 2007-2009: Đồng chí Nguyễn Dũng Sỹ làm chủ tịch
Nhiệm kỳ 2009-2013: Ban chấp hành gồm: Đỗ Đức Thuận, làm Chủ tịch; Đỗ Ánh Thiên; Chu Thị Bích, là ủy viên
Nhiệm kỳ 2014-2017: Ban chấp hành gồm: đ/c Đỗ Đức Đức Thuận, làm Chủ tịch; Nguyễn Đức Tiến và Chu Thị Bích, ủy viên.
Nhiệm kỳ 2017-2022: Ban chấp hành gồm: đồng chí Đinh Trọng Tuấn- Chủ tịch; đồng chí Lê Văn Duẩn- Phó chủ tịch; Các ủy viên gồm: Vũ Văn Tuấn, Chu Thị Bích, Nguyễn Thị Hiền.
5. Kết quả công tác đào tạo
Sau 5 năm hoạt động (1994-1999): Khắc phục mọi khó khăn, Trung tâm đã đào tạo được 38 khóa học, với tổng số 16.000 sinh viên của các trường: Đại học Công đoàn, Đại học Kiến trúc, Đại học Dân lập Phương đông; Viện Đại học mở, Đại học Thương mại, Đại học Luật, Học viện Ngân hàng, Cao đẳng Sư phạm Nhạc- Họa TW, Cao đẳng Sư phạm Thể dục TW1, với lưu lượng từ 600-700 sinh viên /khóa.
Tuy những năm đầu gặp không ít khó khăn song với sự đoàn kết thống nhất Trung tâm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã được Đảng, Nhà nước, các Cơ quan Bộ, Ngành ghi nhận. Năm 1997, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen và UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen năm 1999.
Sau 10 năm hoạt động (từ 1994-2004) được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy- Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Tây (nay là Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội); sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm và tạo điều kiện của các đơn vị trong Nhà trường, Trung tâm phát triển tương đối vững chắc:
* Kết quả đào tạo: Trong 10 năm Trung tâm đã đào tạo được 83 khóa học, với tổng số gần 60.000 học sinh, sinh viên của 17 trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp khu vực Hà Nội vào học tại Trung tâm. Cụ thể có 10 Trường Đại học: Đại học Công đoàn; Đại học dân lập Đông đô; Đại học Hà Nội; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Mở; Đại học Thương mại; Đại học Luật Hà Nội; Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW; Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây; Học viện Ngân hàng và 07 Trường Cao đẳng: Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây; Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại; Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình; Cao đẳng Xây dựng số 1; Cao đẳng Thương mại và Du lịch; Trung học Sư phạm Hà Tây.
Riêng trong 5 năm (1999-2004), lưu lượng Học sinh- Sinh viên hàng năm trung bình từ 9.000- 12.000SV (so với thời gian đầu tăng gấp 2 đến 3 lần).
Sau 15 năm thành lập Trung tâm (1994-2009)
* Kết quả đào tạo: Trung tâm đã đào tạo được 142 khóa học, với tổng số gần 150.000 học sinh, sinh viên của 21 trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp khu vực Hà Nội vào học. Cụ thể trong 5 năm (2004-2009), Trung tâm đã liên kết đào tạo với 12 trường Đại học: Đại học Luật Hà Nội; Đại học Công đoàn; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Hà Nội; Đại học dân lập Đông đô; Đại học Đại nam; Đại học Mỹ thuật Công nghiệp; Đại học Sư phạm nghệ thuật TW; Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội; Đại học Thành Tây; Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam; Học viện Ngân hàng và 09 trường Cao đẳng, Trung cấp: Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà; Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội; Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây; Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại; Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; Cao đẳng Thương mại và Du lịch; Cao đẳng Xây dựng số 1; Trung cấp nghề Quốc tế Việt Úc; Trung cấp TM &DL Hà Nội.
Sau 20 năm hoạt động (từ 1994-2014)
* Kết quả đào tạo:
- Trung tâm đã đào tạo được 209 khóa học, với tổng số gần 228.000 sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp khu vực Hà Nội vào học tại trung tâm. Trong 5 năm (2009-2014) tiếp theo, Trung tâm đã thực hiện liên kết theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được 12 Trường Đại học: Đại học Công đoàn; Đại học dân lập Đông Đô; Đại học Hà Nội; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Luật Hà Nội; Đại học Thành Tây; Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW; Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội; Đại học Mỹ thuật công nghiệp; Học viện Ngân hàng; Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam; Học viện Công nghệ và Bưu chính viễn thông và 05 Trường Cao đẳng: Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại; Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; Cao đẳng Xây dựng số 1; Cao đẳng Thương mại và Du lịch; Cao đẳng thực hành FPT.
- Lưu lượng Sinh viên hàng năm trung bình từ 15.000 - 18.000SV.
Sau 24 năm hoạt động (từ 1994-2018)
Kết quả đào tạo: Số lượng sinh viên sau 24 năm Trung tâm đã đào tạo được 243 khóa học, cấp chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho gần: 283.000 sinh viên. Lưu lượng sinh viên hiện nay gần 18.000 sinh viên/năm, tổ chức giáo dục tập trung theo mô hình Quân đội. Trong 5 năm (2014-2018), Trung tâm đã thực hiện mở rộng liên kết đào tạo với 23 trường Đại học, Cao đẳng có nhu cầu đưa sinh viên vào học. Cụ thể các trường: Đại học Công đoàn; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Luật Hà Nội; Đại học Hà Nội; Đại học Đông Đô; Đại học Mỹ thuật Công nghiệp; Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW; Đại học Thành Tây; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam; Học viện Ngân hàng; Đại học Nội Vụ; Học viện Tòa Án; Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội; Đại học Kinh tế quốc dân; Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại; Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; Cao đẳng Xây dựng số 1; Cao đẳng Thực hành FPT; Cao đẳng quốc tế BTEC-FPT; Cao đẳng Y tế Hà Nội; Cao đẳng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ; Cao đẳng Thương mại và Du lịch.
Ngoài ra, Trung tâm còn đào tạo ngắn giáo viên GDQP&AN được 03 khóa (từ NH-K1 đến NH-K3) cho 208 học viên; đào tạo Giáo viên ghép môn Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng và an ninh được 07 khoá (từ 38Q1 đến44Q7) cho 487 sinh viên. Góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên dạy môn học GDQP&AN cho các trường trung học phổ thông.
6. Cơ sở vật chất của Trung tâm
Thời gian đầu thành lập Trung tâm chưa được đầu tư về nhà ở, nhà làm việc. Hệ thống giảng đường, thao trường, bãi tập chưa được quy hoạch, xây dựng; Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục- đào tạo còn rất hạn chế, thiếu thốn, vẫn phụ thuộc vào cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường.
Từ năm 2011 được nhà nước cấp kinh phí, Nhà trường đã xây dựng được thêm: 03 nhà ở ký túc xá 5 tầng cho SV vào học tại Trung tâm, đáp ứng đủ chỗ ở cho khoảng từ 1.500 SV đến 2.000 SV; 01 nhà Công vụ 3 tầng cho Sỹ quan và giảng viên; 01 khu nhà làm việc 03 tầng và 01 giảng đường 5 tầng được bố trí đầy đủ phòng học; 01 khu thao trường tập ngắm bắn sung và 01 khu thao trường chiến thuật,…
Đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị, phương tiện đồ dùng học cụ để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập tương đối đầy đủ, hiện đại như: Súng bắn điện tử, hệ thống tăng âm loa đài, máy chiếu màn hình lắp đặt tại các phòng học, mua sắm đầy đủ hàng nghìn bộ quần áo, mũ, chăn màn, quân tư trang khác… để trang bị cho sinh viên vào học theo đúng trang phục đồng bộ chính quy.
7. Một số thành tích đã được khen thưởng
Trong 24 năm xây dựng và phát triển (1994 – 2018), Trung tâm Giáo dục quôc phòng và an ninh trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đã được Đảng, Nhà nước và các cơ quan Bộ, ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- Huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng Nhì năm 2011
- Huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng Ba năm 2005
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2004, 2009, 2013
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1997, 2001, 2012
- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2002, 2004, 2005, 2009, 2012; 2018
- Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội năm 1999, 2010
- Bằng khen của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội năm 2005, 2010
- Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam năm 2003, 2004, 2009
Danh hiệu thi đua: Được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc trong các năm học: 2009-2010; 2011-2012; 2015-2016; 2017-2018. Cá nhân có 12 giảng viên đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi môn học GDQP&AN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị tập thể, cá nhân của Trung tâm được Đảng, Nhà nước, các cơ quan Bộ, Ngành và Hiệu trưởng Nhà trường tặng Bằng khen, giấy khen; nhiều đồng chí liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.